A. Đề Thi

Câu 1: (2 điểm)

Công ty thương mại và xây dựng DTL, kỳ kế toán năm, kết thúc 31/12, tỉnh và nộp thuế GTGT khấu trữ. Trích tài liệu về hoạt động của công ty trong kỳ kế toán năm N

1. Hoạt động nhận thầu xây dựng

  • Công trình A, thanh toán với khách hàng AL theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, khởi công đầu năm N-2, bàn giao vào Quý 4/N, dữ liệu liên quan như sau:Doanh thu theo Hợp đồng nhận thầu là 10.000 triệu đồng, tính đến cuối năm N-1: tỷ lệ % hoàn thành lũy kế là 70%; số còn phải trả theo tiến độ kế hoạch đến cuối năm N- 1 là 300 triệu đồng. Mức dự phòng bảo hành công trình khi bàn giao công trình là 320 triệu đồng. Tính đến cuối năm N, khách hàng AL còn nợ 100 triệu đồng.
  • Công trình B, đang thi công dở dang, trong năm N công ty lập chứng từ ghi nhận doanh thu theo tiến độ là 200 triệu đồng. Tính đến cuối năm N, kế toán xác định số phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng là 20 triệu đồng, và số tiền còn phải thu (ngắn hạn) khách hàng BL là 30 triệu đồng.
  • Công trình C, đang thi công dở dang, trong năm N công ty lập chứng từ ghi nhận doanh thu theo tiến độ là 100 triệu đồng Tính đến cuối năm N, kế toán xác định số phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng là 25 triệu đồng, và số tiền còn phải thu (ngắn hạn) khách hàng CL là 20 triệu đồng.
  • Công trình D, cuối năm N kết thúc thời hạn bảo hành, kế toán xử lý sổ tiền dự phòng bảo hành còn lại chưa sử dụng là 40 triệu đồng.
  • Công trình E, khởi công ngày 20/12/N, theo Hợp đồng nhận thầu đã nhận trước tiền của khách hàng EL là 30 triệu đồng.

2. Hoạt động bán hàng

  • Trong năm, kế toán xử lý theo các dữ liệu liên quan: Giá bán chưa thuế GTGT (đã trừ chiết khấu thương mại tính ngay khi bán) là 200 triệu đồng, thuế GTGT 10%; Tỉnh đến cuối năm N, kế toán xác định số tiền còn phải thu (ngắn hạn) khách hàng mua lẻ là 10 triệu đồng.
  • Mức dự phòng bảo hành sản phẩm cần lập dự phòng thêm là 8 triệu đồng.

Yêu Cầu:

Anh/Chị hãy thực hiện các yêu cầu sau:
a/ Nêu các căn cứ pháp lý về kể toán có liên quan đến xử lý kế toán tình huống trên (để thực hiện yêu cầu b/ c/ và d/).
b/ Trong kỳ kế toán năm N, xác định số tiền Doanh thu Hợp đồng xây dựng; và Doanh thu bán hàng
c/ Tính toán và ghi sổ dữ liệu về bảo hành công trình xây dựng; bảo hành sản phẩm hàng hóa
d/ Giải thích số liệu và trình bày thông tin trên Báo cáo tình hình tài chính – Ngày 31/12/N, cột Số cuối năm liên quan TK 131 “Phải thu khách hàng”; và TK 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng”.

Câu 2: (2 điểm)

Tại công ty CP Thịnh Phát chuyên sản xuất 3 loại sản phẩm: A, B, C. Có tài liệu về tình hình tiêu thụ của các sản phẩm trong tháng 8/N như sau: (ĐVT: 1,000)

Chỉ tiêu Tổng số A B C
Số lượng bán (sản phẩm) 5.500 1.500 2.000 2.000
Đơn giá bán 360 100 130
Biến phí sản xuất / sản phẩm 120 30 39
Biến phí ngoài sản xuất/ sản phẩm 40 11 13
Định phí sản xuất 320.000
Định phí ngoài sản xuất 90.000

Yêu Cầu:

1/ Giả sử định phí được phân bổ theo doanh thu, lập báo cáo kết quả kinh doanh theo từng sản phẩm theo phương pháp lãi trên biến phí.

2/ Tính độ lớn đòn bẩy kinh doanh từng sản phẩm.

3/ Giám đốc công ty đang xem xét chương trình thúc đẩy doanh thu cho sản phẩm B bằng cách tặng cho người mua một món quà trị giá vốn 12.000 đồng khi mua 1 sản phẩm B, dự kiến khối lượng sản phẩm bản sẽ tăng khoảng 20%, các dữ kiện khác không đổi. Trường hợp này lợi nhuận thay đổi như thế nào? Công ty có nên lựa chọn phương án này hay không?

Câu 3: (2 điểm)

Trong năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2022, doanh nghiệp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp và có các thông tin như sau:

a. Trong năm 2022 doanh nghiệp mua nguyên vật liệu trị giá 1.100 triệu đồng (cuối năm 2022 vẫn còn nợ người bán chưa thanh toán) để phục vụ cho hoạt động sản xuất, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 100 triệu đồng;

b. Ngày 30/12/2022 Doanh nghiệp gửi ngân hàng 10 tỉ đồng kỳ hạn 3 tháng (đáo hạn 30/3/2022);

c. Ngày 31/12/2022, tổng lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại các khoản: tiền tệ có gốc ngoại tệ là 50 tỉ đồng.

d. Trong năm 2022, doanh nghiệp cho vay 1 triệu USD kỳ hạn 2 năm, tỷ giá tại ngày cho vay là 23.000đ/USD, tỷ giá tại ngày 31/12/2022 là 25.000đ/USD;

e. Trong năm 2022 doanh nghiệp nhận cổ tức bằng tiền trị giá 10 tỉ đồng;

f. Trong năm 2022 doanh nghiệp mua 20 tỉ đồng cổ phiếu nắm giữ vì mục đích kinh doanh (đầu cơ kiếm lợi nhuận chênh lệch giá) đã thanh toán hết bằng tiền;

g. Trong năm 2022, công ty mẹ bán hàng tồn kho cho công ty con, giá bán 50 tỉ đồng đã thu hết bằng tiề Giao dịch này ảnh hưởng như thế nào đối với báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất?

h. Trong năm 2022, công ty mẹ mua một khoản đầu tư vào công ty con, trị giá 100 tỉ đồng Trên bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31/12/2022, chỉ tiêu “Phải thu từ khách hàng” đầu kỷ là 50 tỉ đồng, cuối kỳ là 80 tỉ đồng. Biết rằng tại ngày mua, chỉ tiêu “Phải thu từ khách hàng” trên bảng cân đối kế toán của công ty con là 20 tỉ đồng. Xác định giá trị chỉ tiêu “Tăng, giảm các khoản phải thu” trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất năm 2022?

Yêu Cầu:

Trình bày ảnh hưởng của từng giao dịch (từ a đến f nêu trên) đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ và ảnh hưởng của giao dịch g.h nêu trên đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất năm 2022? Thi sinh cần nêu chi tiết chỉ tiêu nào? thuộc dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tư hay tài chính? (Số âm ghi trong ngoặc đơn), không cần trình bày tổng hợp ảnh hưởng của tất cả các giao dịch.

Câu 4: (2 điểm)

Anh/Chị trình bày cách thức ghi nhận trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp các trường hợp sau (không định khoản kế toán):

  1. Việc ghi nhận doanh thu về cho thuê tài sản cố định trong nhiều kỳ kế toán với các trường hợp: khách hàng thanh toán theo định kỳ, khách hàng thanh toán trả trước cho toàn bộ thời gian thuê.
  2. Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu thu tiền; phát hành cổ phiếu thưởng từ thặng dư vốn cổ phần.
  1. Các chi phi liên quan đến bất động sản đầu tư sau ghi nhận ban đầu.
  1. Định kỳ nhận được hóa đơn thuê tài chính, ghi nhận số tiền thanh toán cho công ty cho thuê tài chính gồm: tiền gốc, tiền lãi thuê, tiền thuế GTGT trả theo định kỳ.
  2. Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu với giá phát hành cao hơn so với mệnh giá và có phát sinh chi phí phát hành.
  3. Chi phí môi giới chứng khoán khi mua và bán các loại chứng khoán kinh doanh trên thị trưởng chứng khoán; lãi lỗ khi bán chứng khoán kinh doanh.
  4. Xuất kho công cụ dụng cụ dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
  1. Doanh thu và giá vốn của hàng đã bán từ năm báo cáo bị trả lại sau khi đã kết thúc năm tài chính nhưng trước ngày phát hành Báo cáo tài chính.

Câu 5: (2 điểm)

Ngày 1/1/2022, công ty P mua 70% cổ phần của công ty S (P nắm 70% quyền biểu quyết và có quyền kiểm soát S) với trị giá là 15.000 triệu đồng. Cùng ngày này, báo cáo tài chính riêng của P và S như sau (ĐVT: triệu đồng):

Chỉ tiêu P S
Tổng tài sản 57.000 20.000
Nợ phải trả 10.000 3.000
Vốn cổ phần 40.000 15.000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 7.000 2.000
Tổng nguồn vốn 57.000 20.000

Biết rằng tất cả các tài sản và nợ phải trả của công ty S trên BCTC đều phù hợp với giá trị hợp lý trừ bất động sản đầu tư có giá trị ghi sổ là 2.000, giá trị hợp lý là 2.500

Trong năm 2022, P có các giao dịch nội bộ với S như sau:

  • Ngày 2/1/2022, công ty P bán một thiết bị phục vụ quản lý cho công ty S với giá chưa thuế 1.000 triệu đồng, VAT 10%. Tại ngày bán, thiết bị này có nguyên giá là 1.500 triệu đồng và hao mòn lũy kế là 900 triệu đồng. Công ty P khấu hao thiết bị này theo PP đường thẳng trong 5 năm. Công ty S tiếp tục sử dụng cho hoạt động quản lý và khấu hao thiết bị này theo PP đường thẳng trong 2 năm. Giả sử thiết bị này không có giá trị thu hồi khi thanh lý.
  • Ngày 1/11/2022, P bán cho S 1 lô hàng hóa với giá bán chưa thuế 500 triệu đồng, VAT 10%, giá vốn mà P mua là 400 triệu đồng. Khi nhận được lộ hàng, S chuyển bán ngay trong ngày 40% lô hàng với giá bán chưa thuế 300 triệu đồng, VAT 10%. Đến ngày 31/12/2022, 60% số hàng này vẫn tồn trong kho của S.

Các giao dịch giữa P và S đều được thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Thuế suất thuế TNDN của P, S là 20%.

Yêu Cầu:

  1. Xác định lợi thế thương mại của P khi đầu tư vào S 
  1. Thực hiện các bút toán loại trừ giao dịch nội bộ (HTK, TSCĐ) phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 của tập đoàn có công ty mẹ P.

 

B. Đáp án

         

Lời giải (tham khảo)

Câu 1

a/ Nêu các căn cứ pháp lý về kể toán có liên quan đến xử lý kế toán tình huống trên (để thực hiện yêu cầu b/ c/ và d/).
  1. Các văn bản chung:
  • Luật kế toán 88/2015/QH13, Nghị định 174/2016/NĐ-CP
  • Chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC
2. Cơ sở ghi nhận doanh thu:

  • Doanh thu hợp đồng xây dựng: VAS 15 Hợp đồng xây dựng (công bố theo quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002)
  • Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: VAS 14 Doanh thu và thu nhập khác (công bố theo quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001)
3. Xác định mức dự phòng bảo hành: VAS18 các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng (công bố theo quyết định 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005)
4. Cơ sở trình bày BCTC: VAS 21 trình bày BCTC (công bố theo quyết định 234/2003/QĐ-BTC ngày 31/12/2003)
b/ Trong kỳ kế toán năm N, xác định số tiền Doanh thu Hợp đồng xây dựng; và Doanh thu bán hàng
Doanh thu hợp đồng xây dựng: 3.300 triệu đồng

Chi tiết như sau:

a.Công trình A:

Theo VAS 15 Doanh thu hợp đồng xây dựng ghi nhận theo tiến độ hoàn thành công trình:

+ Tỉ lệ hoàn thành đến năm N-1: 70%

+ Tỉ lệ hoàn thành công trình trong năm N: 100 – 70 = 30%

+Doanh thu ghi nhận trong năm N: 10.000 * 70% = 3.000 triệu đồng

b. Công trình B: 200 triệu đồng

c. Công trình C: 100 triệu đồng

d. Công trình D: Đã hoàn thành từ trước năm N, không ghi nhận doanh thu năm N

e. Công trình E: Mới nhận thanh toán trước, chưa có thông tin về mức độ hoàn thành công trình, không ghi nhận doanh thu

Doanh thu bán hàng: 200 triệu đồng

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, trường hợp giá bán đã bao gồm chiết khấu thì chỉ tiêu doanh thu ghi nhận theo giá bán đã trừ đi chiết khấu.

c/ Tính toán và ghi sổ dữ liệu về bảo hành công trình xây dựng; bảo hành sản phẩm hàng hóa
Công trình A: dự phòng bảo hành 320 triệu.

Nợ 627 (Công trình A): 320 triệu

Có 352 320 triệu

Công trình D: Hoàn nhập dự phòng 40 triệu

Nợ 352: 40 triệu

Có 711: 40 triệu

Dự phòng bảo hành hàng hoá cần lập năm N: 8 triệu

Nợ 641: 8 triệu

Có 352: 8 triệu

d/ Giải thích số liệu và trình bày thông tin trên Báo cáo tình hình tài chính – Ngày 31/12/N, cột Số cuối năm liên quan TK 131 “Phải thu khách hàng”; và TK 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng”.
Tài khoản phải thu khách hàng

131 – Phài thu khách hàng
————————– Nợ ————————– | ————————– Có ————————–
Khách AL: 100 triệu | Khách hàng EL: 30 triệu
Khách hàng BL: 30 triệu |
Khách hàng CL: 20 triệu |
Khách lẻ: 10 triệu đồng |
Tổng: 160 triệu | Tổng: 30 triệu

Trình bày trên báo cáo tài chính:

Chỉ tiêu:

+ Phải thu ngắn hạn khách hàng : 160 triệu đồng

+ Người mua trả tiền trước: 30 triệu đồng

Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
————————– Nợ ————————– | ————————– Có ————————–
Công trình B: 20 triệu đồng | Công trình C: 25 triệu đồng
|
|
|
| Số dư: 5 triệu

Trình bày trên báo cáo tài chính:

Chỉ tiêu:

+ Nợ phải trả: Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng : 5 triệu đồng

 

Câu 2

1. Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng sản phẩm theo phương pháp lãi trên biến phí
Báo cáo kết quả kinh doanh theo sản phẩm  (phương pháp lãi trên biến phí)

Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm C Chi tiết tính toán
Doanh Thu 540.000 200.000 260.000 C1
Biến Phí 240.000 82.000 104.000
  – Biến phí sản xuất 180.000 60.000 78.000 C2
  – Biến phí ngoài sản xuất 60.000 22.000 26.000 C2
Lãi trên biến phí 300.000 118.000 156.000
Định phí 221.400 82.000 106.600
  – Định phí sản xuất 172.800 64.000 83.200 C3
  – Định phí ngoài sản xuất 48.600 18.000 23.400 C3
Lợi nhuận 78.600 36.000 49.400

C1. Doanh thu

Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm C
Số lượng bán (sản phẩm) (1) 1.500 2.000 2.000
Đơn giá bán (2) 360 100 130
Doanh thu =  (1) * (2) 540.000 200.000 260.000

 

C2. Bảng tính biến phí

Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm C
Biến phí sản xuất / sản phẩm (1) 120 30 39
Biến phí ngoài sản xuất/ sản phẩm (2) 40 11 13
Số lượng bán (3) 1.500 2.000 2.000
Biến phí sản xuất = (1) * (3) 180.000 60.000 78.000
Biến phí ngoài sản xuất = (2) * (3) 60.000 22.000 26.000
Tổng biến phí 240.000 82.000 104.000

C3. Bảng phân bổ định phí

Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm C Tổng
Doanh thu 540.000 200.000 260.000 1.000.000
Tỷ trọng 54% 20% 26% 100%
Định phí sản xuất 172.800 64.000 83.200 320.000
Định phí ngoài sản xuất 48.600 18.000 23.400 90.000
Tổng định phí 221.400 82.000 106.600 410.000

 

2. Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng sản phẩm theo phương pháp lãi trên biến phí
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh DOL = [Q * (p – v)] / [Q * (p – v) -F ] = Lãi trên biến phí / Lợi nhuận

Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm C
Lãi trên biến phí (1) 300.000 118.000 156.000
Lợi nhuận (2) 78.600 36.000 49.400
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = (1) / (2) 3.82 3.28 3.16

 

3. Lựa chọn phương án kinh doanh
Hiện tại (1) Chương trình mới (2) Chênh lệch (2) – (1)
Sản lượng 2.000 2.000 * 120% = 2.400 400
Giá bán 100 100
Doanh thu 200.000 240.000 40.000
Biến phí đơn vị 41 41 + 12 = 53 12
Biến phí 82.000 127.200 45.200
Lãi trên biến phí 118.000 112.800 (5.200)

Lãi trên biến phí giảm khi thực hiện chương trình mới, cho nên về mặt định lượng không nên thực hiện phương án này. Tuy nhiên công ty cần xem xét thêm các yếu tố khác như việc tăng thị phần, chiến lược kinh doanh, tiếp cận khách hàng mới, tăng doanh số sản phẩm khác… để đưa ra quyết định.

 

Câu 3

Câu Diễn giải Dòng tiền Chỉ tiêu Ảnh hưởng
a Nợ 1521.000Nợ 133  10

Có 331  1.100

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Tăng, giảm hàng tồn kho (1.000)
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Tăng giảm các khoản phải thu (100)
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Tăng giảm các khoản phải trả 1.100
b Nợ 1281 10.000

Có 112 10.000

Không ảnh hưởng vì tiền gửi dưới 3 tháng được phân loại là khoản tương đương tiền 0
c c. Nợ 112  50.000

Có 515 50.000

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Lãi, lỗ từ chênh lệch tỉ giá hối đoái (50.000)
Tổng hợp Ảnh hưởng của chênh lệch do đánh giá lại khoản mục tiền tệ gốc ngoại tệ 50.000
d Cho vay: 1.000.000 USD * 23.000 = 23 tỷ

Nợ 2288 (Đầu tư dài hạn khác) 23.000

Có 112 23.000

Chênh lệch tỉ giá do đánh giá lại khoản cho vay dài hạn 1.000.000 * (25.000 – 23.000) = 2 tỷ

Nợ 2288 2.000

Có 515 2.000

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư Tiền chi cho vay (23.000)
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh  Lãi, lỗ từ chênh lệch tỉ giá hối đoái (2.000)
e Nợ 112 10.000

Có 515 10.000

 

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư Tiền thu từ lãi cho vay, cổ tức 10.000
f Nợ 1211 20.000

Có 112 20.000

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (20.000)
g Công ty mẹ bán hàng cho công ty con là giao dịch nội bộ không ảnh hưởng đến BC LCTT hợp nhất 0
h Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Tăng, giảm các khoàn phải thu

80.000 – 50.000 – 20.000 (*)

 

(10.000)

(*) Cuối kỳ – đầu kỳ – số dư khoản phải thu của cty con được mua trong kỳ. Mình phải trừ đi khoản số dư phải thu của công ty con vì nó được mua trong kỳ, không phải là dòng tiền.

Câu 4

1. Việc ghi nhận doanh thu về cho thuê tài sản cố định trong nhiều kỳ kế toán:

  • Thanh toán định kỳ: Doanh thu được ghi nhận định kỳ trên BC KQKD
  • Thanh toán trả trước cho toàn bộ thời gian thuê:
    • Tại thời điểm nhận tiền trả trước, tiền thuê thanh toán trước sẽ được ghi nhận trong khoản mục “Doanh thu chưa thực hiện” với số tiền nhận trước của nhiều kỳ
    • Định kỳ, Kế toán làm bút toán chuyển Nợ 3387 / Có doanh thu. Doanh thu định kỳ sẽ được ghi nhận vào khoản mục “Doanh thu” trên BC KQKD với số tiền cho thuê của 1 kỳ
2. Cổ phiếu

  • Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu thu tiền: Tăng tiền và các khoản tương đương tiền, đồng thời tăng vốn chủ sở hữu
  • Phát hành cổ phiếu thưởng từ thặng dư vốn cổ phần: Tăng “Vốn góp chủ sở hữu”, giảm khoản mục “Thặng dư vốn cổ phần”
3. Chi phí liên quan bất động sản đầu tư sau ghi nhận ban đầu:

  • Nếu chắc chắn tăng lợi ích kinh tế tương lai so với trạng thái ban đầu: Tăng nguyên giá BĐS đầu tư
  • Chi phí không làm tăng lợi ích kinh tế tương lai, chỉ đưa tài sản về trạng thái ban đầu: Tăng vào chi phí giá vốn trên BC KQKD trong kỳ
4. Định kỳ nhận được hóa đơn thuê tài chính:

  • Nợ gốc: Khoản vay đi thuê tài chính giảm trên Bảng CĐKT
  • Lãi vay: Ghi nhận vào chi phí trên BCKQKD hoặc vốn hoá vào 154, 241
  • Tiền thuế GTGT: Ghi nhận thuế GTGT được khấu trừ hoặc chi phí có liên quan.
5. Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu

  • Giá trị cổ phiếu theo mệnh giá: Ghi tăng vốn chủ sở hữu
  • Phần giá trị phát hành vượt trên mệnh giá: Ghi nhận vào khoản mục “Thặng dư vốn cổ phần” trên bảng CĐKT. Nếu có chi phí phát hành thì ghi giảm vào khoản mục “Thặng dư vốn cổ phần”
6. Chi phí môi giới chứng khoán kinh doanh

  • Chi phí môi giới chứng khoán khi mua: ghi nhận vào giá gốc khoản chứng khoán đầu tư
  • Chi phí môi giới chứng khoán khi bán: ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳ trên BC KQKD

Lãi lỗ khi bán chứng khoán kinh doanh: Chỉ ghi nhận khoản lãi/ lỗ thuần

  • Lãi được ghi nhận vào doanh thu tài chính trên BC KQKD
  • Lỗ được ghi nhận vào chi phí tài chính trên BC KQKD
7. Xuất kho công cụ dụng cụ dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp:

  • Nếu chi phí nhỏ: Giảm khoản mục hàng tồn kho, tăng chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ
  • Nếu chi phí lớn: Giảm hàng tồn kho, tăng chi phí trả trước dài hạn. Định kỳ phân bổ vào chi phí quản lý doanh nghiệp
8. Doanh thu và giá vốn của hàng đã bán từ năm báo cáo bị trả lại sau khi đã kết thúc năm tài chính nhưng trước ngày phát hành Báo cáo tài chính.

Nếu giá trị khoản hàng trả lại trọng yếu, đây là sự kiện kế toán sau niên độ cần điều chỉnh giảm khoản mục doanh thu của kỳ báo cáo trước.

Câu 5

 1. Xác định lợi thế thương mại của P khi đầu tư vào S. (Xem thêm Goodwill )
Giá trị hợp lý của tài sản của S tại ngày mua: 20.000 + (2.500 – 2.000) = 20.500

Giá trị hợp lý của nợ phải trả của S tại ngày mua:3.000

Giá trị hợp lý của tài sản thuần tại ngày mua: 20.500 – 3.000 = 17.500

Lợi thế thương mại: 15.000 – 17.500 * 70%  = 2.750

 2. Các bút toán loại trừ giao dịch nội bộ khi hợp nhất:
 a. TSCĐ

Ảnh hưởng của giao dịch bán TSCĐ tại cuối năm

Giao dịch P S
Bán TSCĐ Doanh thu:
Nợ 112  1.100Có  711    1.000Có 3331    100Giá vốn:Nợ 214  900Nơ 811 600Có 211 1.500
Mua TSCĐ: Nợ 211  1.000

Nợ 133 100

Có 112  1.100

Khấu hao Nợ Chi phí    500

Có 214     500

Bút toán loại trừ giao dịch nội bộ khi hợp nhất:

  • Loại trừ lãi chưa thực hiện của giao dịch bán TSCĐ:

Nợ 211           500

Nợ 711           1.000

Có 811            600

Có 214           900

  •  Loại trừ chi phí khấu hao TSCĐ:

Nợ 214    200 (500 – 1.500 / 5)

Có Chi phí   200

 LN trên BC hợp nhất

(Accounting base)

LN trên BC riêng lẻ

( Tax base)

Chênh lệch Loại chênh lệch Thuế hoãn lại (20%)
Bán Tài sản cố định 0 400 (400) Tạm thời 80
Khấu hao TSCĐ 0 (200) 200 Tạm thời (40)

Bán Tài sản cố định

Nợ TS Thuế TNDN Hoãn lại 80

Có CP thuế TNDN hoãn lại   80

Khấu hao TSCĐ

Nợ CP thuế TN Hoãn lại 40
Có TS Thuế TNDN Hoãn lại 40

 

 b. Hàng tồn kho

Ảnh hưởng của giao dịch bán Hàng tồn kho tại cuối năm

Giao dịch P S
Bán Hàng P -> S Doanh thu:
Nợ 112  550

Có  511    500

Có 3331    50

Giá vốn:

Nợ 632  400

Có 156 400

Mua Hàng S <– P   Mua hàng

Nợ 156 500

Nợ 131 50

Có 112 550

 

Bán Hàng S -> Bên thứ 3 (40%) Doanh thu:
Nợ 112  330

Có  511    300

Có 3331    30

 

Giá vốn:

Nợ 632  200

Có 156     200

Lãi chưa thực hiện của hàng tồn kho cuối năm: (500 – 400) * 60% = 60

Bút toán loại trừ giao dịch nội bộ khi hợp nhất:

Nợ 511           500

Có 156            60

Có 632            440

 

 LN trên BC hợp nhất

(Accounting base)

LN trên BC riêng lẻ

( Tax base)

Chênh lệch Loại chênh lệch Thuế hoãn lại (20%)
Lãi chưa thực hiện 0 60 (60) Tạm thời 12

Bán Tài sản cố định

Nợ TS Thuế TNDN Hoãn lại 12

Có CP thuế TNDN hoãn lại   12

 

Chủ đề: